Saturday, December 28, 2013

ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG CHƯƠNG

Kính chào toàn thể quí vị đồng tu A Di Đà Phật

 

Niệm Phật Viên Thông Chương
ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM KINH
ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG CHƯƠNG
Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử, cùng với năm mươi hai vị Bồ Tát đồng tu pháp môn Tịnh Độ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, mà bạch Phật rằng:  Con nhớ hằng hà sa kiếp trước, có đức Phật ra đời, danh hiệu là Vô Lượng Quang.  Trong một kiếp có mười hai đức Như Lai kế nhau thành Phật, vị thành Phật sau cùng danh hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang.  Đức Phật kia chỉ dạy con pháp Niệm Phật Tam Muội.  Thí như có người, một người chuyên nhớ, một người chuyên quên, hai người như thế, nếu có gặp nhau cũng như không gặp, dầu có thấy nhau cũng như không thấy.  Nếu hai người đều tưởng nhớ nhau, cả hai người càng nhớ càng khắc sâu trong lòng.  Như thế từ đời này cho đến đời khác, như hình với bóng, không cách xa nhau.  Mười phương Như Lai, thương nhớ chúng sanh, như mẹ nhớ con.  Nếu con bỏ trốn, tuy rằng tưởng nhớ chẳng có ích gì?  Nếu con nhớ mẹ, như mẹ thường nhớ con, mẹ con đời đời kiếp kiếp không cách xa nhau.  Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền hay tương lai, nhất định sẽ thấy được Phật, cách Phật không xa, không cần dùng phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ.  Như người ướp hương, thì thân có mùi thơm, ấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm.  Pháp tu nhân địa của con là chuyên tâm niệm Phật, chứng nhập pháp Vô Sanh Nhẫn.  Nay ở cõi Ta Bà này, rộng độ những người niệm Phật, vãng sanh về Tịnh Độ.  Phật hỏi về chứng đắc viên thông, con không lựa chọn, đều nhiếp lục căn, tịnh niệm kế tiếp, được vào Tam Ma Địa, đó là thù thắng nhất.

Việt dịch: Pháp Sư Minh Nhẫn

Nhạc Kinh: Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Video
QUY TẮC TU HỌC
Lời khai thị của ẤN QUANG ĐẠI SƯ
Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi đứng nằm ngồi ăn mặc, từ sáng đến tối từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm.
          Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương, chỉ nên chăm sóc việc nhà mình mà đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp mà đừng để mắt tới hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người đều là Bồ tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu.
           Nếu quả có thể tu hành được như những điều kể trên, thì nhất định được sinh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

Cư sĩ Bùi Dư Long dịch


PHƯƠNG PHÁP NIỆM 10 DANH HIỆU
A DI ĐÀ PHẬT 

Phương pháp niệm 10 danh hiệu A-Di-Đà Phậý muốn từng người. Chúng ta lặp lại công phu nầy 8 lần nữa trong một ngày. Như vậy, chúng ta công phu theo phương pháp nầy 9 lần trong mỗi ngày. Thời gian đó được đề nghị như sau:

1. Ngay khi vừa thức giấc buổi sáng sớm.
t là phương pháp đơn giản, lợi ích thiết thực trong việc hành trì pháp môn niệm Phật. Đặc biệt thích hợp với những người ít có thời gian tu tập. Hành trì theo phương pháp nầy sẽ giúp cho chúng ta nhất tâm chánh niệm A-Di-Đà Phật và giúp cho chúng ta an lạc thanh thản ngay trong giây phút hiện tại. Thời khóa hành trì được bắt đầu khi chúng ta thức giấc vào sáng sớm. Chúng ta ngồi thẳng người và niệm rõ ràng danh hiệu A-Di-Đà Phật 10 lần với tâm chánh niệm, niệm lớn tiếng hay niệm thầm tùy theo
2. Trước khi bắt đầu dùng điểm tâm.
3. Sau khi dùng điểm tâm.
4. Trước khi làm việc chính trong ngày.
5. Trước khi ăn trưa.
6. Sau khi ăn trưa.
7. Trước khi ăn tối.
8. Sau khi ăn tối.
9. Lúc đi ngủ.

Quan trọng nhất là hành trì đều đặn. Sự gián đoạn, không kiên nhẫn khi hành trì sẽ làm giảm hiệu lực tác dụng. Nếu hành trì liên tục, tinh cần thì người tu sẽ thấy càng ngày thân tâm càng gia tăng niềm an lạc.
Tinh tấn hành trì phương pháp niệm 10 danh hiệu A-Di-Đà Phật kết hợp với niềm tin và bản nguyện chân chính không thay đổi, chắc chắn bảo đảm tâm nguyện vãng sinh cõi Tây phương Cực Lạc, cõi Vô lượng thọ, Vô lượng quang sẽ được thành tựu. Nguyện rằng mọi người đều cùng nhau tu tập. 

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Trích: Nhận Thức Phật Giáo

Tịnh Không Pháp Sư giảng
Bản dịch Việt ngữ: Thích Nhuận Châu

Tịnh thất Từ Nghiêm - Đại Tòng Lâm
 PL.2547 - DL.2003

Kệ Niệm Phật
Nam Mô A-Di-Đà
Không gấp cũng không huỡn
Tâm tiếng hiệp khắn nhau
Thường niệm cho rành rõ. 
Nhiếp tâm là Định học.
Nhận rõ chính Huệ học.
Chánh niệm trừ vọng hoặc.
Giới thể đồng thời đủ. 
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
Nhất tâm Phật hiện tiền
Tam-muội Sự thành tựu. 
Đương niệm tức vô niệm
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
Chứng Lý Pháp thân hiện. 
Nam mô A-Di-Đà
Nam mô A-Di-Đà
Cố gắng hết sức mình
Cầu đài sen thượng phẩm.
Phật lịch 2500 – Dương Lịch 1956
Hân Tịnh Tỷ-Kheo
Thích Trí Tịnh
biên soạn
Ban biên tập vi tính & trình bày:
www.thondida.com

                    Cập nhật: 09-10-2008

Monday, December 16, 2013

Phật giáo là gì
Điều trước nhất xin được phép thưa rằng: Phật giáo được sáng lập trên căn bản trí tuệ, lấy trí tuệ làm nền tảng để giải thoát con người. Cũng vì vậy Phật giáo được xem là đáp số thích hợp và gần gũi với khoa học về những quy luật tự nhiên của cuộc sống. Phật giáo chủ trương công bằng, con người có quy luật nhân quả (Dhamma niyama) tức là con người là chủ nhân của chính mình. Phật giáo cũng lại chủ trương xóa bỏ những nỗi lo sợ vu vơ về sự chết thường ám ảnh con người.

Phật giáo không phải là một tín ngưỡng có hệ thống, lấy đức tin và tôn sùng lễ bái làm cứu cánh. Phật giáo không trung thành với một thần linh hay siêu nhiên nào? Phật giáo khuyên con người tự phát triển khả năng và trí tuệ của chính mình. Phật giáo không tin tưởng ở một quyền lực cao siêu nào có thể quyết định được vận mệnh của con người.


Phật học không những thích hợp với khoa học mà còn bổ sung những khiếm khuyết của khoa học”. Phật giáo mang tính chất thiết thực gần như khoa học. Phật giáo là bánh xe, chiếc xe hay cái bè, cái thuyền để chuyển tải con người thoát khỏi bể khổ luân hồi. Phật giáo và khoa học hỗ tương cho nhau. Vì vậy, Phật giáo không đòi hỏi nơi người Phật tử có một đức tin mù quáng. Phật giáo khuyến khích và chủ trương tự do bình đẳng, phù hợp với lý trí và thời đại. Phật giáo độ sinh chứ không độ tử.


Phật giáo không đòi hỏi lòng tin mù quáng vào những giáo điều hay tín điều; trái lại, Phật giáo khuyến khích con người chứng nghiệm giáo lý qua trí tuệ suy xét và qua kinh nghiệm của chính bản thân mình. Nói một cách khác đó là “chánh kiến” (Sammaditthi). Đức Phật dạy: “Không nên tin những lời đồn đại”. Vì Phật giáo là một giáo lý thực tiễn, một phương tiện giải thoát mà theo danh từ Pali gọi là: “Dhamma”:”


Đức Phật còn dạy rằng: việc hoài nghi là quyền của con người. Người phật tử không làm nô lệ cho một cá nhân nào hay một quyển sách nào; không nên nhắm mắt tin càn về những điều mình còn hoài nghi. Phật giáo không phải là siêu hình. Phât giáo không phải là một chủ nghĩa độc đoán, độc thần hay hoài nghi. Phật giáo tin rằng con người có kiếp luân hồi.


Phật giáo là một nền giáo dục trí huệ, nhân bản vô lượng vô biên, căn cứ vào nguyên lý và hiện tượng của vũ trụ. Nền giáo dục mà đức Phật dẫn dắt và chỉ dạy cho chúng sinh hài hòa âm dương, sống khiêm tốn và suy nghĩ linh hoạt. Khuyên con người làm những điều phúc đức, tốt lành trong xã hội và trong đời sống cá nhân hàng ngày từ những việc nhỏ nhất cho đến việc lớn nhất, vĩ đại nhất, dựa trên phương diện thời gian, không gian và bao hàm cả quá khứ - hiện tại- và tương lai. Nền giáo dục đó dạy chúng ta dùng trí tuệ để nhận xét sự việc làm chuẩn.


Phật Giáo là nền giáo dục của Phật Ðà, là nền giáo dục chí thiện viên mãn đối với chúng sanh. Nội dung của nền giáo dục này bao gồm sự kiện và trí tuệ vô tận vô biên, so với nội dung quá trình Ðại Học hiện đại còn nhiều hơn. Về mặt thời gian nó nói đến quá khứ, hiện tại và tương lai. Về mặt không gian, nó nói đến cuộc sống trước mắt của chúng ta, suy diễn đến cái thế giới vô tận. Cho nên, nó là giáo học, là giáo dục chẳng phải là tôn giáo. Nó là nền giáo dục giác ngộ vũ trụ nhân sinh. Học Phật là sự thụ hưởng tối cao của đời người. Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng:


“Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm.
Chỉ có ta làm ta tránh được điều tội lỗi, chì có ta gội rửa cho ta.
Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta.
Không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch”.


Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường đi tìm sự thực là chân lý xuyên qua tu tập của người Phật tử chân chính dùng Trí Tuệ -- Giới Hạnh – Chế Ngự nhất là phải dùng tâm trí và cương quyết để thắng dục vọng. Từ vô minh dần dà làm nghiệp lực hao mòn dẫn đến tham dục.
Muốn thắng vô minh – dục vọng,chúng ta cần phải luyện tập một cách công phu và thực hành đúng . Phương pháp đó không ngoài Phật pháp, bằng cách có một tư duy chân chính theo gương đức Thế Tôn, trải qua chặng đường giác ngộ với tinh thần tự lực và quyết tâm sống đạo đức, luôn luôn dùng trí tuệ để cân nhắc và giải quyết mọi sự việc. Ngoài ra, người Phật tử phải có từ tâm (metta) và bao dung (karuna). Chính từ tâm và lòng bao dung của đạo Phật là nền tảng của một xã hội tiến bộ, trong đó con người được đối xử bình đẳng với nhau, giải tỏa được nỗi khổ đau khắc khoải của đời người như những lời dạy của đức Phật trong “Tam Tạng Kinh” (Tipitaka) gồm cả tri thức- đạo đức và tinh thần. Chúng ta, những người xuất gia hay tại gia luôn luôn nhớ lời đức Phật dạy là ánh sáng, là đuốc soi đường để chúng ta hành trì. Có như thế mới là người con Phật giác ngộ.


Chúng ta còn có bổn phận làm theo lời đức Phật dạy là luôn làm công viêc bố thí, pháp thí, vô úy thí. Vì không có công đức nào lớn nhất và cũng không có công đức nào sánh bằng. Giảng kinh, thuyết pháp, viết bài, viết sách nói về Phật hay in kinh sách đem phân phát cho mọi người. Bố thí tiền bạc, vật dụng cho những người nghèo khó, túng quẫn, sa cơ lở bước …. là một hạnh phúc tuyệt vời. Việc làm này có giá trị và có lợi ích vô biên không có gì sánh bằng vì đó là hoài bão và tâm nguyện của chúng ta.


Những lời chỉ dạy của đức Phật tuy không đi sâu vào khoa học, triết học nhưng những luận lý cao siêu về vũ trụ, xã hội, nhân sinh và con người Ngài đã đi trước các học giả và các nhà khoa học hiện đại.


Tóm lại, có nhiều cách định nghĩa Phật giáo? Nhưng định nghĩa cách nào chúng ta cũng nên nhớ câu: “Tất cả vì Phật pháp, tất cả vì chúng sinh!”. Những lời dạy của đức Phật cách đây đã trên 2500 năm, nhưng đến ngày nay và hiện tại bây giờ, bước qua thế kỷ 21 vẫn còn hiệu lực thực dụng. Và những điều nầy đã được các nhà hiền triết và các nhà tri thức đếu phải công nhận đó là chân lý. Nói một cách khác Phật giáo là một chân lý trường tồn không có gì có thể đổi thay được./.
Suu tam tu: Thích Đức Tĩnh