Học Phật

 

Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay 

===>Xin xem thêm tập tin 1

===>Xin xem thêm tập tin 2

**********************************************************************************************************************************************************************

NGHI THỨC CỘNG TU NIỆM PHẬT
(Tịnh Tông Học Hội)

NGHI-THỨC SÁM HỐI TRƯỚC KHI TỤNG KINH

(Dùng ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh mà tụng kinh, thời phước đức vô lượng, nên trước khi tụng kinh cần phải sám hối, sám hối tức là làm cho 3 nghiệp thanh tịnh)

Nam-mô thập-phương tận hư-không giới nhứt thiết Chư Phật. (1 lạy) 
Nam-mô thập-phương tận hư-không giới nhứt thiết Tôn Pháp. (1 lạy)
 Nam-mô thập-phương tận hư-không giới nhứt-thiết Hiền Thánh Tăng. (1 lạy)

(Quì, tay cầm hương cúng dường phát nguyện)
Nguyện mây hương mầu này
Khắp cùng mười phương cõi
Cúng dường tất cả Phật
Tôn Pháp, các Bồ-Tát,
Vô biên chúng Thanh-văn
Và cả thảy Thánh hiền
Duyên khởi đài sáng chói
Trùm đến vô biên cõi,
Khắp xông các chúng sanh
Đều phát lòng Bồ-đề,
Xa lìa những nghiệp vọng
Trọn nên đạo vô thượng.


(xá 3 xá, cắm hương lên lư)
( Đứng thẳng chấp tay xướng:)

Sắc thân Như-Lai đẹp
Trong đời không ai bằng
Không sánh, chẳng nghĩ bàn
Nên nay con đảnh lễ
Sắc thân Phật vô tận
Trí-huệ Phật cũng thế,
Tất cả Pháp thường trụ
Cho nên con về nương,
Sức trí lớn nguyện lớn
Khắp độ chúng quần sanh,
Khiến bỏ thân nóng khổ
Sanh kia nước mát vui.
Con nay sạch ba nghiệp
Quy y và lễ tán
Nguyện cùng các chúng sanh
Đồng sanh nước An-Lạc.


Án phạ nhựt ra vật. ( 7 lần )

CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ
(Câu này dùng xướng chung đầu câu cho 9 câu dưới)

Thường-tịch-quang tịnh độ
A-Di-Đà Như-Lai
Pháp-thân mầu thanh tịnh
Khắp pháp giới chư Phật ( 1 lạy )
 
Thật báo trang nghiêm độ
A-Di-Đà Như-Lai
Thân tướng hải vi trần
Khắp pháp giới chư Phật. ( 1 lạy )

Phương tiện thánh cư độ
A-Di-Đà Như-Lai
Thân trang nghiêm giải thoát
Khắp pháp giới chư Phật. ( 1 lạy )

 
Cõi An Lạc phương Tây
A-Di-Đà Như-Lai
Thân căn giới Đại-thừa
Khắp pháp giới chư Phật. ( 1 lạy )


Cõi An Lạc phương Tây
A-Di-Đà Như-Lai
Thân hóa đến mười phương
Khắp pháp giới chư Phật. ( 1 lạy )

 
Cõi An Lạc phương tây
Giáo hạnh lý ba kinh
Tột nói bày y chánh
Khắp pháp giới Tôn Pháp. ( 1 lạy )
 
Cõi An Lạc phương tây
Quán-Thế-Âm Bồ-Tát
Thân tử kim muôn ức
Khắp pháp giới Bồ-Tát ( 1 lạy )

 
Cõi An Lạc phương tây
Đại Thế-Chí Bồ-Tát
Thân trí sáng vô biên
Khắp pháp giới Bồ-Tát. ( 1 lạy )
 
Cõi An Lạc phương tây
Thanh-tịnh đại-hải-chúng
Thân hai nghiêm: Phước, Trí
Khắp pháp giới Thánh-chúng. (1 lạy )
 
( Đứng chấp tay nguyện: )
Con nay khắp vì bốn ơn ba cõi cùng chúng sanh trong pháp giới, đều nguyện dứt trừ ba chướng nên qui mạng sám hối
( 1 lạy quỳ chấp tay sám hối )

CHÍ TÂM SÁM HỐI:
Đệ tử… và chúng sanh trong pháp giới, từ đời vô thỉ nhẫn đến ngày nay, bị vô minh che đậy nên điên đảo mê lầm, lại do sáu căn ba nghiệp quen theo pháp chẳng lành, rộng phạm mười điều dữ cùng năm tội vô gián và tất cả các tội khác, nhiều vô lượng vô biên nói không thể hết. Mười phương các đức Phật thường ở trong đời, tiếng pháp không dứt, hương mầu đầy lấp, pháp vị ngập tràn, phóng ánh sáng sạch trong chiếu soi tất cả. Lý mầu thường trụ đầy dẫy hư không.
Con từ vô thỉ đến nay, sáu căn che mù, ba nghiệp tối tăm, chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng hay chẳng biết, vì nhân duyên đó trôi mãi trong vòng sanh tử, trải qua các đường dữ trăm nghìn muôn kiếp trọn không lúc nào ra khỏi. – Kinh rằng: “Đức Tỳ-Lô-Giá-Na thân khắp cả chỗ, chỗ của Phật ở gọi là Thường-Tịch-Quang, cho nên phải biết cả thảy các pháp đều là Phật pháp, mà con không rõ lại theo giòng vô minh, vì thế trong trí bồ-đề mà thấy không thanh tịnh, trong cảnh giải thoát mà sanh ràng buộc. Nay mới tỏ ngộ, nay mới chừa bỏ ăn năn, phụng đối trước các đức Phật và A-Di-Đà Thế-Tôn mà pháp lồ sám hối làm cho đệ tử cùng pháp giới chúng sanh, tất cả tội nặng do ba nghiệp sáu căn, gây tạo từ vô thỉ, hoặc hiện tại cùng vị lai, chính mình tự gây tạo hoặc biểu người, hay là thấy nghe người gây tạo mà vui theo, hoặc nhớ hoặc chẳng nhớ, hoặc biết hoặc chẳng biết, hoặc nghi hoặc chẳng nghi, hoặc che giấu hoặc chẳng che giấu, thảy đều được rốt ráo thanh tịnh.
Đệ tử sám hối rồi, sáu căn cùng ba nghiệp trong sạch, không lỗi lầm, căn lành tu tập cũng trọn thanh tịnh, thảy đều hồi hướng dùng trang nghiêm Tịnh-độä khắp với chúng sanh, đồng sanh về nước An-Dưỡng.
Nguyện đức A-Di-Đà Phật thường đến hộ trì, làm cho căn lành của đệ tử hiện tiền tinh tấn, chẳng mất nhân duyên Tịnh-độ, đến giờ lâm chung, thân an niệm chánh, xem nghe đều rõ ràng, tận mặt thấy đức A-Di-Đà cùng các Thánh-chúng, tay cầm đài hoa tiếp dẫn đệ tử, trong khoảng sát-na sanh ra trước Phật, đủ đạo hạnh Bồ-Tát rộng độ khắp chúng sanh đồng thành Phật đạo.
Đệ tử sám hối phát nguyện rồi qui mạng đảnh lễ :
Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới, đại-từ đại-bi, A-Di-Đà Như-Lai, biến-pháp-giới Tam-Bảo.( 1 lạy)
( Lạy xong, tiếp Nghi-Thức tụng kinh )…


NGHI THỨC TRÌ TỤNG

KỆ TÁN LƯ HƯƠNG

Lò hương vừa nhen nhúm
Pháp giới đã được xông
Các Phật trong hải hội đều xa hay
Theo chỗ kết mây lành
Lòng thành mới ân cần
Các Phật hiện toàn thân.
Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-Tát Ma-Ha-Tát. (3lần)

CHƠN NGÔN TỊNH PHÁP GIỚI
Án Lam ( 7 lần )
(Trì chú này thì thân tâm, cảnh vật đều thanh tịnh )

CHƠN NGÔN TỊNH KHẨU NGHIỆP
Tu rị tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị ta-bà-ha. (7 lần)
(Trì chú này thì hơi miệng trong sạch )

CHƠN NGÔN TỊNH TAM NGHIỆP
Án ta phạ, bà phạ thuật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ bà phạt thuật độ hám (3 lần)
(Trì chú này thì thân, miệng, lòng đều trong sạch)

CHƠN NGÔN PHỒ CÚNG DƯỜNG
Án nga nga nẵng, tam bà phạ, phiệt nhựt ra hồng. (3 lần)
(Trì chú này thì hoa hương cùng tiếng tụng niệm sẽ khắp cúng dường cả mười phương)

VĂN PHÁT NGUYỆN

Nam-mô Thập-phương Thường-trụ Tam-Bảo (3 lần)
Cúi lạy đấng Tam-giới Tôn,
Quy mạng cùng mười phương Phật
Tôi nay phát nguyện rộng
Thọ trì kinh ...
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
( súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục )
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát lòng Bồ-đề
Hết một báo thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
Nam-mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật (3 lần)


BÀI KỆ KHAI KINH

Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

 


 



TIN SÂU-NGUYỆN THIẾT-HẠNH CHUYÊN

Đôi điều về việc hành trì tụng niệm các bài Thần Chú:

Các hành giả hành trì thần chú phải có đủ 3 điều Tín-Nguyện-Hạnh, chúng ta CÓ CẢM thì MỚI CÓ ỨNG từ các vị Phật, Bồ tát , Chư Thiên, Kim Cương Long Thần hộ vệ. Cũng ví như chúng ta là các máy radio thu sóng “Từ Bi” của chư Phật Bồ tát hàng đêm, ai kiên trì tụng niệm thần chú NHẤT TÂM BẤT LOẠN, một lòng hướng về chư Phật, trong lòng chúng ta có Phật, thì mới có chứng, có linh ứng hiệu nghiệm, cho nên mới nói PHẬT PHÁP NHIỆM MÀU.
Dù ai nói ngã nói nghiêng, thì ta vẫn vững như kiềng 3 chân, dù cho nhiều Thầy có nhiều cách giảng mâu thuẫn khác nhau về giáo lý và về các bài thần chú, nhưng bản thân chúng ta là người quyết định cuối cùng, hãy tự thắp đuốc lên mà đi, hãy là hải đảo của tự thân và tự tìm lấy cho mình 1 lối đi riêng 1 pháp môn tu tập riêng, dù cho có ai nói tụng niệm Thần chú không linh ứng hiệu nghiệm đi chăng nữa, bởi vì họ chưa từ bỏ được Con Ma Nghi Kỵ trong Tâm mình.
Có thể có 4 lí do sau đây khiến việc hành trì Thần Chú không được như ý muốn:
1. Do chưa đủ phước báu: là do chúng ta gieo nhân chưa đủ, chưa tạo đủ Phước cho cuộc đời, mà các đức Phật lại ban phước dựa trên quy luật Nhân-Quả, các Ngài ban phước cho 1 ai đó đều xét bản thân người đó đã làm được những điều tốt đẹp gì cho mọi người xung quanh chưa? có nói lời hay, ý đẹp làm lợi lạc cho chúng sanh hay chưa?  Từ đó suy ra, chúng ta nên tích cực làm nhiều việc thiện hơn, để gieo Nhân lành cho việc mong cầu như ý.
2. Do Duyên lành chưa đến, nên Quả lành chưa thể trổ được: ví như trồng cây cà chua, chúng ta phải đợi 1 khoảng thời gian nhất định, chăm sóc, tưới nước, bón phân thì quả cà chua mới lớn lên từ từ, mới đầu màu xanh, sau sẽ chín chuyển thành màu đỏ. Việc mong cầu chuyện gì đó trong cuộc đời của chúng ta cũng như vậy mà thôi, ví dụ việc mong cầu trúng số, có nhà lầu, xe hơi không thể 1 hay 2 ngày là có liền được, chúng ta nên kiên nhẫn chờ đợi và tích cực làm việc thiện nhiều hơn.
3. Mục đích của người mong cầu là gì? có lợi hay có hại? có lợi cho ai? cho 1 người, 1 cá nhân hay 1 cộng đồng, tập thể, chúng sanh. Các vị Phật không bao giờ ban phước lành cho 1 cá nhân đơn lẻ ích kỉ, biết sống chỉ riêng cho mình, mong may mắn hạnh phúc đến cho 1 mình mình thôi, nên cuối lời nguyện cầu, chúng ta nên hồi hướng công đức đến tất cả chúng sanh, biết mở tấm lòng Từ Bi đến mọi người xung quanh thì việc mong cầu sẽ được như ý muốn.
4. Do nghiệp chướng của chúng ta quá sâu dày tích lũy từ vô lượng kiếp tái sanh, hãy dùng các thần chú sau đây nhờ sự gia hộ của chư Phật và Bồ tát chuyển hóa bớt từ từ, hãy kiên nhẫn tinh tấn trên con đường tu sửa tâm từ bên trong, khi nghiệp chướng như bệnh tật, tai ách, oan gia trái chủ, nợ nần đến đòi thì tội nặng hóa thành tội nhẹ, tội nhẹ hóa thành không. Hãy dụng công phu tu hành nhờ Phật lực gia hộ chuyển hóa bớt đi từ từ thì một ngày nào đó chúng ta không đến nỗi lâm vào tình cảnh bi đát, than thân trách phận, đổ thừa vận xui rủi “phước bất trùng lai, họa vô đơn chí” hay “Quả nhồi, Nghiệp khảo” (^_^)
Là hành giả trì tụng thần chú, 1 lòng 1 dạ hướng về các đức Phật, thì nhất định các Ngài sẽ không từ bỏ chúng ta. Hàng ngày chúng ta niệm 1 câu thần chú hay 6 chữ Hồng Danh của Đức Phật A-Di-Dà như người mẹ hiền, ví như cả 2 bên, Mẹ hiền và chúng ta đều đi 1 điểm hẹn duy nhất, dù cho bao nhiêu năm xa xôi cách trở 20-30 năm nhưng nhất định, cả 2 sẽ gặp được nhau vì đều nghĩ, đều gọi tên  và đều hướng về nhau. Thời gian không quan trọng, quan trọng là mỗi chúng ta đều giữ Chánh Niệm về 1 đức Phật duy nhất A-Di-Đà trong Tâm của chúng ta. Nếu mất tiền thì chúng ta có thể đi làm kiếm lại được, nhưng để mất đi Niềm Tin và Hy Vọng chúng ta sẽ đánh mất đi hết Tất Cả.
Chúc các hành giả thân tâm an lạc tự tại, xóa bỏ dần các nghiệp chướng sâu dày và vọng tưởng tạp niệm từ vô lượng kiếp, giữ vững CHÁNH NIỆM VÀ CHÁNH ĐỊNHNHƯ Ý CÁT TƯỜNG, biến ước mơ thành hiện thực, sở cầu được toại nguyện, biết sống vì mọi người hơn nữa, làm lợi lạc cho chúng sanh đang chìm ngập trong bể khổ của 6 nẻo luân hồi và cũng để đạt được sự Màu Nhiệm của Phật Pháp trong đời sống hiện tiền. Nam mô A-Di-Đà Phật.

1.      THẦN CHÚ LĂNG NGHIÊM

2.      CHÚ ĐẠI BI

3.      TIÊU TAI KIẾT TƯỜNG

4.      CÔNG ĐỨC BẢO SƠN

5.      PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ

6.      THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ

7.      DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH

8.      QUÁN ÂM LINH CẢM

9.      THẤT PHẬT DIỆT TỘI

10.    VÃNG SANH TỊNH ĐỘ

11.    THIỆN THIÊN NỮ CHÚ

12.   NHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ LA NI

 

TỔNG KẾT:
Nên để ý các Kinh Chú của Phật để lại trong Đại Tạng thì rất nhiều, đa dạng theo mỗi vị Phật trình bày mỗi cách qua kinh nghiệm tu tập của mình. Các Thiền gia thời xưa qua kinh nghiệm của họ rút ra trong Đại tạng một số Kinh Chú theo nhu cầu phổ thông chẳng những cho quần chúng mà cho cả người xuất gia trong thời mạt pháp nghiệp trọng phước khinh ma cường pháp nhược này. Những Kinh Chú mà các Thiền gia chọn ra để trì tụng là của những vị Phật, những vị Bồ Tát rất quan hệ với các chúng sanh nơi cõi Ta bà ngũ trược ác thế này. Còn các Kinh Chú khác của các vị Phật hay của các vị Bồ Tát khác chỉ quan hệ nhiều với các chúng sanh trong các cõi khác không có ngũ trược ác thế như cõi Ta Bà này. Những Kinh Chú mà các Thiền gia chọn ra để hành trì có những mục đích như sau:
1)-Những Kinh Tụng nêu trên ngoài sự Tu Huệ của hành giả và còn nhờ sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát quan hệ giúp hành giả sớm hoàn thành hạnh nguyện đạt đạo.
2)- Còn các Kinh khác nhằm tu tập bao gồm Văn Huệ, Tư Huệ và Tu Huệ trong lãnh vực tự độ và tự giác mà không cần sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát quan hệ, được gọi là tự lực cánh sinh.
3)- Các Thần Chú nêu trên mà các Thiền gia chọn lựa được rút ra trong các Kinh Tạng của chư Phật chỉ dạy để các hành giả hành trì ngõ hầu đạt được ý nguyện mà không bị phân tâm, không bị loạn tưởng, không bị tẩu hoả nhập ma.
4)- Còn các Thần Chú khác một số không thấy trong các Kinh Phật mà chỉ thấy trong Mật Tông nếu như hành trì mà thiếu sự hướng dẫn chơn truyền qua sự kinh nghiệm của những người đi trước thì sẽ bị nguy hiểm phân tâm, loạn tưởng, tẩu hoả nhập ma.
Các Thiền gia Việt Nam cũng chọn những Kinh những Chú đã được liệt kê ở trước ngoài những mục đích và ý nghĩa vừa trình bày còn có mục đích khác là thể hiện văn hoá Phật Giáo Việt Nam mà các Thiền gia Việt Nam đem sự đạt đạo xây dựng quốc gia. Nhìn theo Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam, Nhị Thời Khoá Tụng mà các Thiền gia Việt Nam thường sử dụng trong khoá lễ hằng ngày dành cho các Thiền sinh hành trì, ngoài sự tu tập để chứng đắc và còn tiêu biểu cho ba hệ phái Thiền đã từng đóng góp xây dựng quốc gia Việt Nam trên lãnh vực văn hoá trải dài hơn 2000 năm lịch sử. Điều đó được thấy như:
a)- Thiền phái Vô Ngôn Thông, Thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ đã từng đóng góp xây dựng cho quốc gia Việt Nam trên lãnh vực thuần tuý thiền tập.
b)- Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã từng đóng góp xây dựng cho quốc gia ViệtNamtrên lãnh vực Thiền Mật Tổng Hợp.
c)- Thiền Phái Thảo Đường đã từng đóng góp xây dựng quốc gia ViệtNamtrên lãnh vực Thi Ca và Nghệ Thuật.
d)- Thiền phái Liễu Quán đã từng đóng góp xây dựng quốc gia ViệtNamtrên lãnh vực Thiền Tịnh Song Tu.
Từ những ý nghĩa và giá trị này, chúng ta là người Việt Nam không nên xem thường Nhị Thời Khoá Tụng mà Thiền gia Việt Nam đã chọn và cũng chứng minh rằng các Thiền gia Việt Nam nhờ Nhị Thời Khoá Tụng này được chứng đắc, cho nên mới để lại cho hậu thế hành trì.

Nam mô A Di Đà Phật

10 CÔNG ĐỨC NIỆM PHẬT

 
 Trong kinh nói: “ Người nào chí tâm niệm Phật, được mười món công đức như sau:

1- Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, Đức A-Di-Đà phóng quang nhiếp thọ.
2- Thường được các vị Đại Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm thủ hộ.
3- Ngày đêm thường được chư Thiên cùng Đại lực Thần tướng ẩn hình ủng hộ.
4- Tất cả Dạ-xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại.
5- Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiềng, lao ngục, giặc cướp, oan gia, cùng các thứ chết dữ.
6- Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán ràng buộc.
7- Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A-Di-Đà.
8- Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích.
9- Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kính Phật.
10- Khi mạng chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tây phương Tam-Thánh tiếp dẫn sanh về Tịnh-Độ hưởng  sự an vui không cùng!"


PHÉP QUÁN QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT 
ĐỂ SÁM HỐI VÀ THANH TỊNH NGHIỆP 
Vân Nguyễn và Lozang Pema dịch

Chúng ta hãy tạo động lực bằng cách nghĩ rằng ta đã tạo nhiều ác nghiệp ở kiếp này và trong vô lượng kiếp trước. Những ác nghiệp này, khi kết trái, sẽ trở thành những nỗi đau khổ liên tục nếu ta không thanh lọc (rửa sạch) chúng. Ác nghiệp sẽ làm cho ta không đạt được hạnh phúc trong kiếp này và những kiếp sau, mà còn ngăn cản ta đạt tới tiềm năng đầy đủ của một tâm giác ngộ, và ngăn cản ta đạt tới mục tiêu cứu khổ chúng sinh, đưa họ đến giác ngộ.
Hãy ngồi thoải mái, thẳng lưng và thả lỏng các cơ bắp trong người.
Hãy đưa ý thức của ta theo hơi thở, khi hơi thở đi vào và đi ra khỏi lỗ mũi.
Hãy cảm nhận hơi thở đi sâu vào phổi ta, rồi thở ra hoàn toàn. Hơi thở luôn an trú trong hiện tại, khi theo dõi hơi thở, tâm trí ta cũng an trú trong thời điểm hiện tại.
Hãy để ra vài phút chỉ theo dõi hơi thở và để cho tâm trí được tĩnh lặng.
Hãy hình dung Đức Quan Thế Âm Bồ Tát trước mặt ta, ngang tầm mắt. Ngài đẹp tuyệt trần, thân Ngài kết hợp bằng ánh sáng. Ngài là hiện thân của tất cả từ bi và trí huệ của từng vị Phật (trong ba đời), Ngài đang cười với ta, ban tình yêu bao la trong đôi mắt Ngài.
Bồ Tát đã nguyện sẽ giúp đỡ chúng sinh khi được thỉnh cầu. Vì Ngài là một đấng giác ngộ, nên Ngài có năng lực giúp ta gột rửa sạch tội lỗi mà ta đã gây ra. Ngài mong muốn ta chỉ kinh qua hạnh phúc và không còn đau khổ nữa.
Hãy nhớ tới bất cứ điều xấu ác nào ta mới làm hoặc các thói quen xấu nào ta có, rồi phát tâm sám hối, vì ta biết rằng các điều xấu ác này nhất định sẽ đem tới nghiệp quả đau khổ trong tương lai. Hãy nghĩ lại suốt cuộc đời ta và sám hối về các điều xấu ác mà ta đã làm, dù ta nhớ hoặc không nhớ. Rồi hãy nghĩ đến các tội lỗi mà ta chắc chắn đã làm trong vô lượng kiếp trước. Hẳn là nhiều lắm. Hãy khởi tâm sám hối mạnh mẽ trong tim (thâm tâm) ta.
Từ trán của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát phát ra một luồng ánh sáng trắng đi vào đỉnh đầu của ta. Luồng ánh sáng đó đi khắp cơ thể ta, rửa sạch bất cứ thân nghiệp nào mà ta đã tạo ra từ tấm thân này. Hãy cảm nhận lòng từ bi và trí huệ của Ngài đang ngấm vào cơ thể ta và cảm thấy rằng ta được hoàn toàn thanh lọc (bởi lòng từ bi và trí huệ này).
Hãy niệm OM MANI PADME HUM 21 lần khi quán chiếu như trên.
Từ cổ họng của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát phát ra một luồng ánh sáng đỏ đi vào và bao quanh cổ họng ta, rửa sạch hết bất cứ khẩu nghiệp nào mà ta đã gây ra từ lời nói của mình. Hãy cảm nhận trí huệ và lòng từ bi của Ngài ngấm vào cổ họng ta và ta được hoàn toàn thanh lọc.
Hãy niệm OM MANI PADME HUM 21 lần khi quán chiếu như trên.
Từ tim của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát phát ra một luồng ánh sáng xanh lam đi vào và bao quanh tim ta, rửa sạch mọi ý nghiệp mà ta đã gây ra từ tâm thức và ý nghĩ của ta. Hãy cảm nhận trí huệ và lòng từ bi của Ngài ngấm vào tâm thức và cảm thấy ta được thanh lọc hoàn toàn.
Hãy niệm OM MANI PADME HUM 21 lần khi quán chiếu như trên.
Bây giờ, hãy hình dung cả ba luồng ánh sáng (trắng, đỏ và lam) cùng đi vào đỉnh đầu, cổ họng và tim ta, hoàn toàn rửa sạch các dấu vết tiêu cực nào còn sót lại.
Hãy niệm OM MANI PADME HUM 21 lần khi quán chiếu như trên.
Hãy cảm thấy tất cả những gì tiêu cực của ta đã đuợc hoàn toàn rửa sạch, tự hứa với mình và chư Phật rằng ta sẽ cố giữ để không gây nghiệp xấu trong một khoảng thời gian nào mà ta có thể giữ được. Thời gian này có thể là một giờ, một ngày, một tuần, hoặc tùy theo ta thấy có thể giữ trọn lời nguyện được bao lâu.
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát vô cùng hoan hỷ về sự tu tập và tâm thành của ta, Ngài tan thành một luồng ánh sáng trong suốt đi vào đỉnh đầu ta và an trú nơi tim ta. Hãy biết và cảm nhận rằng ta không bao giờ bị xa lìa khỏi Ngài, hãy cầu nguyện cho ta và tất cả chúng sinh nhanh chóng thanh lọc hết tiêu cực, từ bây giờ trở đi chỉ tham gia vào các việc thiện hảo.
Nguyện cho ta luôn nghĩ đến việc làm lợi lạc cho chúng sinh, nguyện cho ta cùng tất cả chúng sinh nhanh chóng được giác ngộ như Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.


Nam mô A Di Đà Phật

No comments:

Post a Comment